Toán học trong lớp học Montessori

Toán học trong lớp học Montessori là một khái niệm trìu tượng nhất mà bộ não phải tư duy; những con số không thể tự định nghĩa được mình mà đều do trí tuệ của con người định nghĩa thông qua quá trình học tập và trải nghiệm.

Đến với lớp học Montessori trẻ em sẽ được làm quen với các biểu tượng toán học từ rất sớm thông qua sự chuẩn bị gián tiếp của GÓC THỰC HÀNH CUỘC SỐNG và GÓC GIÁC QUAN trong lớp học. Các giáo cụ cảm quan như: “Cây gậy đỏ, Tháp hồng, Thang Nâu …” là những học cụ giúp trẻ hình thành những hiểu biết cơ bản về mối tương quan về định lượng. Đây là những tiền đề gián tiếp cho sự phát triển, tìm hiểu các kiến thức của Góc Toán trong lớp học Montessori.

Tất cả những khái niệm trìu tượng này đều được thể hiện thông qua những giáo cụ có tác động tới hệ thần kinh hình thành bộ não Toán học, nuôi dưỡng khả năng tư duy logic, giúp trẻ tạo tiền đề và hiểu sâu hơn về các nguyên tắc logic của Toán học.

Chương trình Toán học Montessori chuẩn thường bắt đầuvới việc nhận biết định lượng từ 1 đến 10 với bộ giáo cụ CÂY GẬY SỐ. Mỗi cây gậy số là một con số, sự khác biệt giữa các con số là rất rõ ràng. Trẻ sẽ được học cách sắp xếp các cây gậy số từ ngắn nhất đến dài nhất và ngược lại để cảm nhận rõ ràng sự khác nhau về định lượng.

Yếu tố cơ bản của tư duy Toán học trong phương pháp Montessori là mối tương quang giữa lượng, số từ và chữ số

Lượng là cái cụ thể, có thể sờ thấy cảm nhận được bằng xúc giác;

Số từ được thể hiện bằng ngôn ngữ nói ( một – hai – ba – ….);

Chữ số được ký hiệu bằng chữ viết (1 – 2 – 3 -…)

Tiến sĩ Maria khám phá ra rằng: “Với mối bài học trẻ được tiếp xúc với những vật cụ thể có thể sờ, nắm, cảm nhận về lượng. Tiếp theo lượng đó được thể hiện bằng ngôn ngữ nói (một – hai – ba – …) và chữ viết (1 – 2 – 3 -…). Lượng, số từ và chữ số luôn có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Thông qua đó, trẻ sẽ hiểu được bản chất của các khái niệm về Toán học”.

Điểm đặc biệt ở các giáo cụ của Góc Toán Học là các giáo cụ này được thiết kế phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng trẻ, có tính chất kiểm soát lỗi giúp trẻ có thể tự tin hoàn thành bài học mà không cần sự hỗ trợ quá nhiều từ phía giáo viên.

Giáo viên sẽ thu hút và giới thiệu các bài học cho trẻ đầy hào hứng, sau đó sẽ rời đi để trẻ có thể tự làm việc và lặp lại các bài học này nhiều lần cho tới khi hiểu rõ một khái niệm, hình thành một kỹ năng.

Theo Maria Montessori: “Điều cần thiết trong sự phát triển của trẻ là sự tập trung, một đứa trẻ biết cách tập trung sẽ vô cùng hạnh phúc”.

Trong lớp học Montessori việc tương tác làm việc và được lặp lại các hoạt động trẻ yêu thích nhiều lần không chỉ giúp trẻ hiểu rõ hơn về các khái niệm của Toán học mà còn giúp trẻ rèn luyện hơn nữa sự tập trung tính kiên nhẫn, sự trật tự nội tại, sự tự tin … Đây sẽ là những tiền đề quan trọng để trẻ hình thành những hiểu biết sâu hơn trong lĩnh vực Toán học.

 

Leave Comments

0981 128 899
0981128899